Luật Đất đai 2024: Hộ gia đình không còn là đối tượng được cấp đất sử dụng

TƯ VẤN PHÁP LUẬT: Luật Đất đai 2024: Hộ gia đình không còn là đối tượng được cấp đất sử dụng

#congtyluatequitylaw #luatsuphancongtien #luatdatdai2024

CHUYÊN GIA TƯ VẤN: Luật sư PHAN CÔNG TIẾN – Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Equity Law. NGÀY: 01/11/2024.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 –  0969 099 300

Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm

Địa chỉTầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn

Zalo liên hệ Luật sưzalo.me/3357157996900972250

Quét mã QR Zalo Luật sư:

Điều 4, Luật Đất đai năm 2024 được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoa XV quy định về người sử dụng đất.

Theo đó, hộ gia đình không còn là đối tượng được cấp đất sử dụng. Đây là điểm khác của Luật đất đai năm 2024 so với Luật đất đai năm 2013. Bởi trước đó, khoản 2 điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định: “người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của luật này, bao gồm hộ gia đình, cá nhân trong nước”.

Luật sư Phan Công Tiến:

“Theo quy định của pháp luật trước đây, không chỉ là Luật Đất đai năm 2013 mà các luật đất đai ở các thời kỳ trước cũng có những quy định cụ thể về việc cấp đất cho hộ gia đình vấn đề đặt sang hộ gia đình ở đây nó là vấn đề mang tính lịch sử của Việt Nam không những là từ luật đất đai mà còn liên quan đến Bộ luật dân sự cũng quy định những  vấn đề thuộc về tài sản chung của hộ gia đình. Tuy nhiên, đó là lịch sử nhưng không phải là toàn bộ mang tính tích cực cũng có những điểm mang tính lịch sử như vậy gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai tạo nên những tranh chấp không đáng có. Trong quá trình hành nghề tôi đã gặp rất nhiều những trường hợp đất cấp trong hội gia đình sau này xác định để thực hiện các quyền của người sử dụng đất thì phải xác định ai là chủ sử dụng đất, cụ thể là ai?

Bộ luật dân sự có quy định và Luật Đất đai có quy định, những người có tên trên giấy nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm để thực hiện việc là giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất nhưng vấn đề là những người đó xác định như thế nào? Trên nhân hộ khẩu ra sao? Công an từng thời kì xác định như thế nào? Và tàng thư quản lý về nhân khẩu, về hộ tịch tại địa phương có quản lý được một cách đầy đủ và chi tiết tất cả đội dung đó hay không?

Có rất nhiều những trường hợp từ những năm 1990 những năm 1995, những năm 2000 không quản lý được chi tiết về nhân hộ khẩu như vậy dẫn đến những vấn đề vướng mắc, những vấn đề tranh chấp và rất nhiều những trường hợp người dân không thể thực hiện được những thủ tục hành chính của người sử dụng đất vì lý do không thể xác nhận được nhân hộ khẩu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tại thời điểm công nhận quyền sử dụng đất đó là vấn đề tạo ra cơ chế khó khăn.”

Để giải quyết những khó khăn bất cập đó, Luật đất đai 2024 không còn ghi nhận đối tượng hộ gia đình sử dụng đất. Khoản 25, Điều 3 Luật này định nghĩa hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành tức ngày 1/8/2024

Luật sư Phan Công Tiến:

“Việc bỏ quy định liên quan đến hộ gia đình đối với thời điểm này tôi cho rằng đó là phù hợp, nếu như thời điểm trước đây vẫn còn nhiều điểm còn nhiều vấn đề từ lịch sử để lại qua quá trình công tác về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình nên chưa thể triển khai được ngay thì dần dần trong quá trình có sự thay đổi đồng bộ quy đinh pháp luật thì tôi cho rằng việc điều chỉnh trong Luật mới bỏ những đối tượng liên quan đến hộ gia đình là một bước tiến mới sẽ góp phần:

Thứ nhất, hạn chế những khó khăn trong công tác quản lý đất đai tại địa phương của nhiều ngành/lĩnh vực khác nhau tránh sự chồng chéo.

Thứ hai, đồng bộ về mặt pháp lý giữa Bộ luật dân sự, Luật Đất đai và các văn bản quy định pháp luật có liên quan.

Thứ ba, đó cũng là một cơ chế hiệu quả để quyền của người sử dụng đất được thực hiện một cách dễ dàng, đơn giản hơn và hiệu quả hơn.

Thứ 4, là điều kiện then chốt tôi cho rằng rất quan trọng đó là tránh những vướng mắc, bất cập, những tranh chấp có thể xảy ra liên quan đến việc xác định thành viên trong hộ gia đình, vì đó là một trong những vấn đề trong quá trình thực tiễn hành nghề kể cả là giao đất, cấp đất tái định cư cho hộ gia đình cá nhân hay công nhận quyền sử dụng đất lần đầu vướng mắc rất nhiều nhưng Luật mới tôi cho rằng có thể giải quyết được vấn đề đó”.