LUẬT SƯ CHUYÊN ĐẤT ĐAI THU THẬP GIẤY TỜ VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
MC: Chương trình xin được tiếp tục với câu hỏi của thành viên có nickname là Huyền Candy ở trên Mạng xã hội Giao thông 91.com.vn như sau: Ông bà nội tôi ở Nam Định thì có 500 m2 đất nông nghiệp, đất này thì sử dụng lâu đời từ sau năm 1945, khi ông bà nội tôi còn sống không phải nộp thuế hàng năm bởi vì thứ nhất diện tích đất thì ít và ông bà là có công với cách mạng. Ông bà nội tôi đã mất nhưng không để lại di chúc và cũng không tìm thấy giấy tờ gì liên quan đến việc sở hữu phần đất này. Những người thừa kế là anh em chúng tôi, tức là cháu nội của ông bà có được đăng ký làm sổ đỏ đất nông nghiệp cho phần đất này hay không và thủ tục làm như thế nào, xin Luật sư tư vấn.
LS: Xin chào bạn Huyền, về trường hợp của bạn mình xin trao đổi sơ bộ về hướng để bạn có thể thực hiện. Nếu thực tế nhà bạn đã sử dụng đất từ sau năm 1945 thì chắc hẳn nếu gia đình không lưu giữ thì UBND cấp xã cũng sẽ lưu giữ để ghi nhận lại quyền sử dụng đất đối với phần đất này vì quá trình sử dụng đất của Việt Nam mình qua từng thời kỳ đều được ghi nhận. Ví dụ như là năm 1980 đến năm 1985 có chỉ thị 299 của thủ tướng chính phủ và có bản đồ 299 ghi nhận kê khai nguồn đất, chủ sử dụng đất, loại đất. Sau đó từ năm 1993 đến năm 1997 hay từ năm 2003 – 2010 đều có những quá trình kê khai như vậy. Trước mắt nếu gia đình sử dụng từ năm 1945 thì việc đầu tiên cần làm là bạn liên hệ với UBND cấp xã đề nghị trích lục những thông tin liên quan đến nguồn gốc thửa đất ví dụ như những bản đồ, sổ mục kê, sổ địa chính qua từng thời kỳ sử dụng đất. UBND xã là nơi trực tiếp quản lý đất đai nên sẽ lưu giữ những tài liệu này.
Thứ hai nếu đã sử dụng từ năm 1945 thì rất nhiều những trường hợp thực tế mà Luật sư đã gặp phải thì họ được cấp những loaijv ăn bản khác ví dụ như là Chứng thư kiến điền, Bằng khoán điền thổ, chứng từ, chứng thư chứng minh quyền sử dụng đất từ thời Pháp. Thế nên có một cơ quan mà bạn có thể liên hệ là Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên Môi trường thuộc Sở Tài nguyên Môi trường. Cơ quan đó họ sẽ lưu giữ hồ sơ liên quan đến quản lý đất đai trước đây của chế độ cũ. Thực tế trong quá trình mà tôi hành nghề đã tìm được rất nhiều hồ sơ thông qua cơ quan này. Thậm chí bạn có thể liên hệ Sở Xây dựng cũng lưu giữ những hồ sơ nguồn góc cũ trước đây.
Bước đầu tiên bạn phải liên hệ xã phường, hai là những cơ quan mà tôi vừa trình bày nêu trên để bạn tìm được hồ sơ liên quan nguồn gốc đất, như thế sẽ là rõ ràng nhất, cụ thể nhất cho trường hợp nhà mình để kê khai cấp GCN. Còn nếu như trường hợp không thể tìm được, thì bạn có thể xác nhận trên thực tế theo quy định tại Điều 101, 102 Luật Đất đai năm 2013. Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất vẫn có thể được kê khai cấp GCN nếu có đủ điều kiện quản lý sử dụng ổn định lâu dài trước 15/10/1993, như trường hợp này tôi nghĩ là hoàn toàn có thể được, rồi không có tranh chấp với ai, phù hợp với quy hoạch tại địa phương.
Còn về quy trình, đầu tiên bạn nên rà soát lại hồ sơ, liên hệ với UBND xã phường, UBND xã trực tiếp quản lý đất đai sẽ hướng dẫn gia đình mình lập hồ sơ kê khai, sau đó sẽ xác nhận tứ cận giáp ranh liền kề, rồi xác minh về nguồn gốc đất, lập biên bản, rồi hội đồng xét duyệt cấp GCN rồi trình bộ hồ sơ lên VPĐKĐĐ. Đấy là quy trình bạn có thể thực hiện.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 – 0969 099 300
Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn
Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250
Quét mã QR Zalo Luật sư: