LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là một thủ tục ly hôn phức tạp và khó khăn. Nhưng khi sự vi phạm về nghĩa vụ giữa người vợ và người chồng đã không thể hàn gắn thì con đường cuối cùng vẫn là chấm dứt mối quan hệ hôn nhân. Thủ tục ly hôn trong trường hợp này tiến hành ra sao và thực hiện thế nào?

Sau đây Equity Law Firm xin được tư vấn về vấn đề này như sau:


LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
    EQUITY LAW FIRM – TƯ VẤN THỦ TỤC TỐ TỤNG – TƯ VẤN PHÁP LUẬT – ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ 

– Luật Hôn nhân Gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/06/2014

– Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015

– Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2013

2. NỘI DUNG TƯ VẤN

2.1 Hôn nhân – Ly hôn có yếu tố nước ngoài

a) Hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Theo khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài; phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Hôn nhân có yếu tố nước ngoài là có vợ hoặc chồng không phải là công dân Việt Nam; Vợ, chồng là công dân Việt Nam, hình thành mối quan hệ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam nhưng cư trú tại nước ngoài; Công dân nước ngoài kết hôn và cư trú tại Việt Nam; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

b) Ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo khoản 1 Điều 127 Luật Hôn nhân Gia đình quy định:

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này. Azərbaycanın ən yaxşı onlayn kazinoları https://azerikazino.online kazino oynamaq.

……

Ly hôn có yếu tố nước ngoài nghĩa việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân thuộc các trường hợp sau:

– Ly hôn khi có vợ hoặc chồng không phải công dân Việt Nam.

– Ly hôn khi vợ và chồng không phải công dân Việt Nam nhưng kết hôn và cư trú tại Việt Nam.

– Ly hôn khi vợ hoặc chồng không cư trú tại Việt Nam.

– Vợ, chồng là công dân Việt Nam nhưng ly hôn tại nước ngoài

– Vợ, chồng là công dân Việt Nam; cư trú trong nước khi chấm dứt mối quan hệ hôn nhân có tài sản chung tại nước ngoài.

Ngoài ra còn có các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Tóm lại: 

Như vậy, theo quy định trên, các quan hệ hôn nhân, ly hôn có yếu tố nước ngoài khi có một trong những dấu hiệu sau:

– Chủ thể trong quan hệ hôn nhân, ly hôn có người nước ngoài.

 – Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân xảy ra ở nước ngoài.

 – Tài sản liên quan đến quan hệ hôn nhân, chấm dứt quan hệ hôn nhân ở nước ngoài

 – Nơi cư trú của các bên đương sự tham gia vào quan hệ hôn nhân, chấm dứt quan hệ hôn nhân ở nước ngoài.

2.2 Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định tại khoản 2 Điều 127:

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

– Thứ nhất, trường hợp vợ, chồng là công dân Việt Nam nhưng khi ly hôn thì không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng.

+ Đối với trường hợp này cả người vợ và người chồng đều là công dân Việt Nam; tuy nhiên vào thời điểm ly hôn thì cả hai đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài. Lúc này nơi thường trú của cả người vợ người chồng chính là nơi họ đang sinh sống, làm việc, học tập. Theo đó Tòa án có thẩm quyền là Tòa án tại nơi mà họ đang thường trú. Tức là Tòa án tại nước họ đang sinh sống, làm việc và học tập.

Việc ly hôn tại nước ngoài của công dân Việt Nam sẽ được công nhận, thi hành theo quy định tại Điều 125 Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên trường hợp này áp dụng khi cả vợ, chồng có nơi thường trú chung; là nơi hai vợ, chồng chung sống. 

– Thứ hai, ly hôn khi cả vợ, chồng là công dân Việt nam nhưng khi chấm dứt quan hệ hôn nhân cả vợ và chồng đang thường trú tại nước ngoài mà không có nơi thường trú chung.

+ Với trường hợp này, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án Việt Nam. Việc người vợ và người chồng không có địa chỉ thường trú chung mà thường trú riêng thì không thể xác định được đâu là Tòa án có thẩm quyền giải quyết, hơn nữa cả hai đều không phải công dân của nước mà họ đang sinh sống và làm việc, khi hình thành mối quan hệ hôn nhân cũng không phải áp dụng theo pháp luật nơi họ đang sinh sống và làm việc.

Tuy nhiên khi muốn ly hôn tại nước ngoài còn tùy thuộc vào pháp luật tại quốc gia mà người vợ, người chồng cư trú. Nếu ly hôn được thì việc công nhận và thi hành quyết định, bản án sẽ được tuân theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 của Việt Nam. 

2.3 Thẩm quyền Tòa án theo cấp.

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định tại khoản 3 Điều 35 quy định như sau:

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Ngoài ra tại Nghị quyết 03/2012 quy định tại điểm b, d khoản 1 Điều 7 quy định về đương sự ở nước ngoài như sau, cụ thể như sau:

…..

b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

…..

d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

Như vậy:

Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền:

+ Huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài;

+ Các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con; về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài;

+ Xem xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

– Trường hợp ở các khu vực biên giới giáp ranh giữa hai quốc gia thì Tòa án cấp huyện có thẩm quyền thụ lý và giải quyết.

Trường hợp bị đơn cư trú tại nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú tại nước ngoài thì lúc này nguyên đơn sẽ có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về “Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu”.

2.4 Hồ sơ và thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài.

a) Hồ sơ 

 – Đơn xin ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án).

Nếu người ký là người đang ở nước ngoài thì phải có xác nhận của sứ quán Việt Nam tại nước ngoài (đối với người VN); xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (đối với người nước ngoài)

 – Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có); trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; nhưng phải trình bày rõ trong đơn.

 – Giấy CMND (Hộ chiếu);

– Hộ khẩu (bản sao chứng thực) của hai bên.

 – Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con).

 – Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

 – Giấy tờ xác nhận về tình trạng hôn nhân của vợ chồng.

 – Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)

Lưu ý :

Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn; làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.

b) Các bước tiến hành thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
Bước 1:

 Nộp hồ sơ hợp lệ về việc xin ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2

Trong thời hạn 7-15 ngày; Tòa án kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí.

Bước 3

Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền; nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 4

Tòa án mở phiên hòa giải tại tòa và tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa theo thủ tục sơ thẩm.

c) Thời gian giải quyết yêu cầu ly hôn

– Ly hôn đồng thuận có yếu tố nước ngoài: Thời gian khoảng từ 1 đến 4 tháng;

– Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài: Cấp sơ thẩm khoảng từ  4 đến 6 tháng; nếu vắng mặt bị đơn, có tranh chấp tài sản,…thì có thể kéo dài hơn. Cấp phúc thẩm từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo).

– Trường hợp ly hôn vắng mặt vợ hoặc chồng thì thời gian khoảng từ 24 tháng (do Tòa án phải phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp).

Luật quy định là vậy, tuy nhiên việc giải quyết cũng phụ thuộc vào sự hợp tác của các bên và nội dung giải quyết tranh chấp của hai bên.

2.5 Một số lưu ý

a) Ủy thác tư pháp

– Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được; cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

b) Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định:

Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài.

c) Các lưu ý khác

– Vợ đang mang thai; con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương;

– Cần xác định là đã thống nhất tất cả các vấn đề quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản; hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn.

– Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian khoảng từ 12 đến 24 tháng(do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp);

– Các tài liệu khi gửi từ nước ngoài về phải có hợp thức hóa lãnh sự và dịch thuật;

Trên đây là tư vấn của EQUITY LAW FIRM về “LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI“.

Quý khách có nhu cầu Tư vấn pháp luật –  Thực hiện thủ tục hành chính – Thủ tục tố tụng – Thủ tục doanh nghiệp, xin quý khách vui lòng liên hệ: 

LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 –  0969 099 300

Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn

Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250     

Quét mã QR Zalo Luật sư:


Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG

QUY ĐỊNH VỀ ỦY QUYỀN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

LY HÔN KHI VỢ HOẶC CHỒNG ĐI TÙ