THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

Tình trạng ly hôn trong xã hội hiện nay diễn ra khá phổ biến. Để quá trình ly hôn được diễn ra nhanh chóng đồng thời nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, việc hiểu về thủ tục ly hôn và đặc biệt là ly hôn đơn phương là rất cần thiết. 

Sau đây Equity Law Firm xin được tư vấn về vấn đề này như sau:


THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG
     EQUITY LAW FIRM – TƯ VẤN THỦ TỤC TỐ TỤNG – TƯ VẤN PHÁP LUẬT – ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

– Bộ luật Dân sự 2015.

– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

– Luật Cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013.

– Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016  Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án của Ủy ban thường vụ quốc hội.

2. NỘI DUNG TƯ VẤN

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Ly hôn đơn phương là ly hôn xuất phát từ ý chí một bên của vợ, chồng khi có căn cứ cho rằng bên còn lại có hành vi bạo lực gia đình hoặc vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2.1. ĐIỀU KIỆN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

a, Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ:

– Về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình.

– Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

b, Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

c, Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi :

Một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

2.2. HỒ SƠ YÊU CẦU LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

– Đơn xin ly hôn.

– Bản chính giấy chứng nhận đăng kí kết hôn.

– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu của hai vợ chồng.

– Bản sao có chứng thực CMND/hộ chiếu của hai vợ chồng.

– Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con (nếu có).

– Các giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có).

2.3. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT

a, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

– Đối với yêu cầu ly hôn đơn phương không có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong các bên cư trú, làm việc.

– Trường hợp xuất hiện yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án cấp tỉnh. Một số trường hợp đặc biệt luật định thì Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết.

b, Cách xác định nơi cư trú

– Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

– Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống

2.4. TRÌNH TỰ THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu

a, Người yêu cầu ly hôn đơn phương nộp hồ sơ tại tòa án có thẩm quyền bằng phương thức:

– Nộp trực tiếp tại tòa.

– Hoặc qua dịch vụ bưu chính.

b, Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án ghi vào sổ nhận đơn và cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho người yêu cầu.

Bước 2: Hòa giải tại Trung tâm hòa giải – Đối thoại, Toà án nhân dân có thẩm quyền (đối với những địa phương đã triển khai Trung tâm Hòa giải – Đối thoại). Trường hợp ở địa phương chưa có Trung tâm Hòa giải – Đối thoại sẽ thực hiện luôn theo Bước 3.

Sau khi nộp Đơn yêu cầu, Trung tâm Hòa giải – Đối thoại sẽ gọi các bên lên làm việc, hòa giải.

– Trường hợp hòa giải thành thì Hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành. Đương sự sẽ nộp đơn đề nghị công nhận hòa giải thành để tòa án giải quyết theo vụ việc dân sự.

– Trường hợp hòa giải không thành, Hòa giải viên sẽ chuyển hồ sơ lên tòa để thụ lý, giải quyết.

Bước 3: Thông báo về việc nộp án phí và tạm ứng án phí

a, Đối với tranh chấp không có giá ngạch thì án phí là: 300.000.

b,  Đối với tranh chấp có giá ngạch thì án phí là:

– Từ 6.000.000 đồng trở xuống thì án phí là: 300.000 đồng.

– Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì án phí là: 5% giá trị tài sản có tranh chấp.

– Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng thì án phí là: 20.000. 000 đồng + 4% của phầngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.

– Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì án phí là: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.

– Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng thì án phí là: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.

– Từ trên 4.000.000.000 đồng thì án phí là: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Bước 4: Thụ lý vụ án và giải quyết theo thủ tục chung

– Sau khi nộp biên lai vê việc nộp án phí cho tòa án thì tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án.

– Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán sẽ gọi các bên lên hòa giải tại tòa, tiếp cận công khai chứng cứ.

– Trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử.

Trên đây là tư vấn của EQUITY LAW FIRM về “THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG“.

Quý khách có nhu cầu Tư vấn pháp luật –  Thực hiện thủ tục hành chính – Thủ tục tố tụng – Thủ tục doanh nghiệp, xin quý khách vui lòng liên hệ:                                                                               

LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 –  0969 099 300

Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn

Zalo liên hệ Luật sưzalo.me/3357157996900972250

Quét mã QR Zalo Luật sư:


Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:

– XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG

THỦ TỤC THUẬN TÌNH LY HÔN

THỦ TỤC LẬP DI CHÚC – ĐIỀU KIỆN ĐỂ DI CHÚC HỢP PHÁP