TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TƯ VẤN PHÁP LUẬT: TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
#congtyluatequitylaw #luatsuphancongtien #tranhchaphopdonglaodong
CHUYÊN GIA TƯ VẤN: Luật sư PHAN CÔNG TIẾN – Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Equity Law. NGÀY: 27/11/2023 trên Kênh Truyền Hình Quốc Hội chuyên mục TẠI SAO LẠI THẾ.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 – 0969 099 300
Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn
Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250
Quét mã QR Zalo Luật sư:
Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:
– VỤ ÁN: BỒI THƯỜNG THU HỒI ĐẤT
– GIÁ TRỊ PHÁP LÝ VÀ HIỆU LỰC CỦA BẢN DI CHÚC
– VỤ ÁN: TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
– BỒI THƯỜNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO XÂY DỰNG TRÁI PHÉP, SỬ DỤNG ĐẤT SAI MỤC ĐÍCH
MC: Nếu như có những tranh chấp xảy ra trong hợp đồng lao động của các phương thức này thì sao? Chúng ta sẽ có trình tự giải quyết theo quy định của pháp luât như thế nào?
Luật sư Phan Công Tiến: Thực ra thì phải nói về tranh chấp lao động, có rất nhiều dạng thức của tranh chấp: tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể hoặc là tranh chấp lao động tập thể về quyền hay tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Một số những trường hợp như vậy thì có những quy đình để giải quyết một vụ việc tranh chấp về lao động. Tựu trung lại, tôi đưa ra một số cái cơ chế cơ bản để quý vị khán giả theo dõi chương trình có thể xem xét để vận dụng, áp dụng trong một số trường hợp cụ thể.
Thứ nhất là các bên có thể lựa chọn cơ chế hòa giải. Thực tế là có hòa giải viên lao động là một cơ chế trung gian để hòa giải hai bên giữa người lao động và người sử dụng lao động để hòa giải, để tìm được một tiếng nói chung.
Ngoài ra có thể có cơ chế khiếu nại về lao động mà trên thực tế thì bản thân cá nhân tôi với tư cách luật sư cũng đã thực hiện rất nhiều. Có thể là bước một theo quy trình thủ tục là khiếu nại lần đầu, khiếu nại lần đầu thường là khiếu nại lên người sử dụng lao động. Lần hai có thể lựa chọn cơ chế khiếu nại lần hai là lên chánh thanh tra Sở Lao động, thương binh và xã hội để giải quyết những cái vấn đề liên quan đến tranh chấp về lao động
Có thể có một cơ chế nữa đó là trọng tài lao động, có thể đưa ra một cây trung gian, một bên trung gian đưa ra định hướng để giải quyết, đưa ra phán quyết của trọng tài.
Và một phương thức rất phổ biến mà hầu hết mọi người đều nghĩ đến khi giải quyết tranh chấp đó là khởi kiện tại tòa án. Trên thực tế, trên thị trường đó cũng là một phương thức rất phổ biến, rất nhiều người biết đến. Thế nên để cụ thể thì có thể tôi sẽ cụ thể về quy trình để giải quyết tranh chấp liên quan đến tòa án tại nó phổ quát, tính phổ biến của nó nhiều hơn. Đối với tranh chấp cá nhân tại tòa án sẽ chia làm hai hình thức:
(i) Những tranh chấp mà phải qua hòa giải tiền tố tụng thì mới được tòa án thụ lý, trường hợp đó thì các bên phải đưa ra hòa giải lao động, có biên bản hòa giải xác nhận là nội dung hòa giải không thành và đưa kèm hồ sơ khởi kiện thì mới đủ điều kiện để tòa án thụ lý;
(ii) Không cần biên bản hòa giải, không cần thông qua hòa giải, như là tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động về sa thải trái pháp luật, về tiền lương, tiền công. Đó là những trường hợp đặc biệt mà không cần phải thông qua cơ chế hòa giải vẫn có thể thực hiện khởi kiện tại tòa án.
Tùy từng trường hợp để ta có lựa chọn cơ chế hòa giải hay không thì sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ gửi đến tòa án. Hồ sơ bao gồm: hợp đồng lao động, các thỏa thuận khác của hai bên, những hồ sơ tài liệu để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình (đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải, tiền lương, tiền công, bảo hiểm). Thu thập đủ một bộ hồ sơ gửi đến tòa án, tòa án sẽ xem xét và có cơ chế có thể là tổ chức đối thoại tại trung tâm hòa giải đối thoại. Tại vì theo cơ chế mới thì thông qua trung tâm hòa giải đối thoại trước khi chuyển đến tòa án để thụ lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận từ chối. Nếu như các bên hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại không thành thì lúc đó sẽ chuyển tiếp lên tòa để tòa án sẽ xem xét sửa đổi bổ sung hồ sơ khởi kiện đó hoặc là quyết định việc thụ lý giải quyết vụ án. Nếu như chấp nhận việc thụ lý thì có thể xem xét việc ban hành thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, các bên nộp tiền, sau đó tòa án sẽ thụ lý vụ án đó theo đúng quy trình thủ tục luật định. Và trong quá trình giải quyết thì có thể tòa án sẽ tổ chức các buổi hòa giải, các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai tài liệu chứng cứ. Và trong quá trình đó, khi đã giải quyết xong hết các bước theo quy trình thủ tục tố tụng luật định thì lúc đó tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử và ban hành phán quyết tại phiên tòa. Thì đó là quy trình sơ bộ để quý vị khán giả theo dõi có thể nắm được.