LUẬT SƯ CHUYÊN ĐẤT ĐAI: LỐI ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ

MC: Xin chào chị Tuyền ạ!

KHÁN GIẢ: Dạ. Em xin chào chương trình, xin chào luật sư ạ

LUẬT SƯ: Chào chị Tuyền

MC: Chị Tuyền đang được kết nối với Th.Tiến. chị có thể đặt câu hỏi cho luật sư ngay bây giờ ạ

KHÁN GIẢ: Trường hợp của em là thế này. Bà ngoài cho má em miếng đất, cho người dì 1 miếng đất. miếng đất của dì nằm ở bên trong và không có nối đi công cộng nào hết. Những người xung quanh không cho dì đi. Má e thương tình, má e cho dì đường đi phía trên. Lúc đó không nói là cho đi bao nhiêu. Dì tự ý xây đường đi rộng 1m7. Sau này, giữa nhà em và nhà dì có xích mích. Nên nhà em chuyển cho dì đi ở phía sau. Cho em hỏi là, em đã ở lối đi ở phía sau rồi và tự ý bít lối đi ở phía trên, e có bị sai luật hay không? Đường em cho đi là 1m, vậy có hợp lệ không?

LUẬT SƯ: Trao đổi thêm với chị một chút đó là. Cái trường hợp này của chị ấy. Phần đất mà gia đình mình quản lý, sử dụng và cho dì đi nhờ, kể cả là phần phía trước cũng lẫn như phần phía sau. Đối với phần đất đó đã xác định là của gia mình rồi đúng không ạ?

KHÁN GIẢ: Dạ đúng ạ

LUẬT SƯ: Rồi. Thì phần đất đó của gia đình nhà mình đã được cấp GCN QSDĐ hay chưa?

KHÁN GIẢ: Dạ rồi

LUẬT SƯ: Được cấp rồi, tức là phần lối đi đó nằm trên đất của gia đình nhà mình đúng k chị? Nằm trong sổ đỏ của gia đình nhà mình đúng k?

KHÁN GIẢ: Dạ

LUẬT SƯ: À rồi. Hỏi thêm với chị một điểm nữa đó là: Cái thửa dất của dì ở bên trong thì ngoài cái việc đi qua lối đi của gia đình nhà mình, đi qua phần thửa đất nhà mình thì có một lối đi nào khác để dì có thể đi ra ngoài đường hay không? Hay là duy nhất có một lối đi qua phần đất của gia đình nhà mình thôi?

KHÁN GIẢ: Không có lối nào khác hết.

LUẬT SƯ: Tức là, ngoài cái lối đi của chị ra, hiện nay đang thực tế chưa có một lối đi nào khác đúng không chị?

KHÁN GIẢ: Dạ

LUẬT SƯ:  À Rồi. Tư vấn với chị vấn đề đầu tiên đó là:

Quy định của pháp luật về việc sử dụng của bất động sản liền kề. Tức là trong trường hợp, một thửa đất nằm ở bên trong không có một lối đi nào khác ra bên ngoài thì người đó được quyền yêu cầu chủ sử dụng bất động sản liền kề, có thể là gia đình nhà chị. Dì chị được yêu cầu mở một lối đi qua đất nhà chị để dì có một lối đi để đi ra ngoài đường. Và đương nhiên là dì sẽ phải thanh toán một phần khoản chi phí tương ứng đối với giá trị quyền sử dụng đất mà chị cho người dì đó sử dụng bất động sản liền kề. Đó là quy định pháp luật đầu tiên cần phải hướng dẫn và giải thích để chị có thể nắm được

Vấn đề thứ hai, Khi mà gia đình nhà mình có nghĩa vụ tạo lối đi cho dì như vậy. cái việc mà việc thể hiện lối đi ở khi vực nào để cho nó thuận tiện. Điều đó phụ thuộc vào thảo thuận của hai bên cũng như sự phù hợp, hợp lý về mặt thực tế sử dụng đất. Có thể là trước hoặc là sau, phụ thuộc vào hình thể thửa đát, lối đi ra đường, phụ thuộc vào công năng, giá trị sử dụng của thửa đất cũng như là thực tế các bên đang sử dụng. Còn tập trung vào vấn đề của chị ở đấy là gì? Chị đang hỏi là nếu như chị bịt lối đi thì có sai luật hay không?

Thì phải trả lời với chị rằng. Thứ nhất, nếu như đó là lối đi duy nhất của dì chị, thì đương nhiên việc chị bịt lối đi sẽ vi phạm quy định về xử lý, sử dụng bất động sản liền kề. Tuy nhiên, nếu như gia đình nhà mình đã mở một lối đi khác cho dì rồi thì việc mình bịt lối đi này sẽ không vi phạm về quả lý, sử dụng bất động sản liền kề. Tuy nhiên, chị cần lưu ý một điểm đó là việc liên quan đến quy trình để xây dựng, tức là khi mà chị bịt một lối đi này- lối đi mà dì của chị đang sử dụng thì không phải là chị cứ rào chắn ra là có thể bịt được ngay mà có thể (Luật sư lường trước) xây một tường bao mà ngăn lại hoặc xây một cái cổng, công trình nào đó để chị ngăn lại lối đi chung đó để dì chị không được đi thông qua lối đi đó nữa. Thì việc các việc xây dựng như vậy có cần phải xin cấp phép hay không? Nếu trong trường hợp phải xin cấp phép thì gia đình nhà mình đáp ứng đủ điều kiện để được xây dựng, cấp phép nội dung này hay chưa? Nội dung này chị cũng cần phải lưu ý. Có thể chị xây dựng công trình xây dựng nào đó (nhà vệ sinh) thì vẫn hoàn toàn có thể phải thực hiện thủ tục xin cấp phép. Nếu chưa thực hiện thủ tục này thì hoàn toàn có thể dẫn đến vi phạm hành chính về trật tự xây dựng. còn một điểm nữa mà chị cũng đang thắc mắc, muốn nhờ luật sư trao đổi là trong trường hợp hai bên có vấn đề vướng mắc như vậy, thì vấn đề giải quyết sẽ như thế nào? Thì chị cũng phải cân nhắc hai nội dung luật sư trao đổi như trên.

– Nếu có vi phạm về trật tự xây dựng thì chị phải lưu ý.

– Kiểm tra kỹ xem việc lối đi của dì chị như vậy đã hợp lý hay chưa? Đã phù hợp với quy định của pháp luật hay chưa? Quy định của pháp luật là gì về quản lý bất động sản liền kề thì dì chị có yêu cầu về một lối đi thì gia đình mình cũng tạo điều kiện cho dì chị đi ra ngoài đường như vậy.


LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 –  0969 099 300

Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm

Địa chỉTầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn

Zalo liên hệ Luật sưzalo.me/3357157996900972250

Quét mã QR Zalo Luật sư: