THỦ TỤC SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Sa thải người lao động là hình thức kỷ luật cao nhất đối với người lao động. Đây là một trong những trường hợp chấm dứt quan hệ lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, việc làm của người lao động. Vậy pháp luật quy định như thế nào về sa thải người lao động? Trình tự thủ tục sa thải người lao động được tiến hành ra sao?
Sau đây Equity Law Firm xin được tư vấn về vấn đề này như sau:
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Bộ luật Lao động 2012
– Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ về chi tiết hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
– Nghị định 148/2015/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ về sử đổi, bổ sung một số điều của nghị định 05/2015/NĐ-CP.
– Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 05/2015/NĐ-CP.
2. NỘI DUNG TƯ VẤN
2.1. NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ SA THẢI
– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.
– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật; bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng:
+ 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc.
+ 20 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày), kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc.
2.2. TRÌNH TỰ THỦ TỤC SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Bước 1: Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động; thông báo đến các thành phần tham dự cuộc họp.
– Phát hiện tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm:
+ Người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm
+ Thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.
– Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra. Có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật:
+ Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự.
+ Đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.
Bước 2: Các thành phần tham dự cuộc họp tiến hành xác nhận tham dự cuộc họp.
– Các thành phần tham dự gồm:
+ Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
+ Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa;
+ Trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật.
– Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Thành phần tham dự phải xác nhận tham dự cuộc họp.
– Vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động trong trường hợp:
+ Một trong các thành phần không xác nhận tham dự cuộc họp.
+ Nêu lý do không chính đáng.
+ Đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp.
Bước 3: Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật.
– Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi:
+ Có mặt đầy đủ các thành phần tham dự.
+ Trường hợp người sử dụng lao động đã thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiếp tục thông báo lần kế tiếp
+ Sau 03 lần thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động (không tính các lần hoãn hoặc hủy hoặc thay đổi địa điểm cuộc họp) mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.
– Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
Bước 4. Ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.
Bước 5. Ban hành quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
Bước 6: Gửi quyết định xử lý kỷ luật lao động
– Người lao động.
– Cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Trên đây là tư vấn của EQUITY LAW FIRM về “THỦ TỤC SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG“.
Quý khách có nhu cầu Tư vấn pháp luật – Thực hiện thủ tục hành chính – Thủ tục tố tụng – Thủ tục doanh nghiệp, xin quý khách vui lòng liên hệ:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 – 0969 099 300
Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn
Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250
Quét mã QR Zalo Luật sư:
Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:
– THỦ TỤC KHỞI KIỆN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG ĐÒI TIỀN LƯƠNG
– QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG