LUẬT SƯ CHUYÊN ĐẤT ĐAI: TRANH CHẤP LỐI ĐI CHUNG
MC: Xin chào anh Phú ạ. Anh đang được kết nối trực tiếp với luật sư Tiến và ngay bây giờ xin mời anh hãy đặt câu hỏi cho luật sư ạ
KHÁN GIẢ.: Xin chào luật sư ạ
LUẬT SƯ: Xin chào anh Phú ạ
KHÁN GIẢ: Em xin hỏi như này: Mảnh đất của nhà em của ông bà từ năm 1989, trước đây em xin làm con đường từ nhà ra đường bộ. Thì nhà em phải đi qua một phần nhà bên ở đằng sau từ năm 1992 mới ra ở. Người ta lại đổi ruộng bên cạnh con đường mà gia đình em đi qua. Em đã xin xác nhậ của các hộ gia đình được rồi.
Trước đây, em đã nhờ thôn xã giải quyết đường đi lối lại, gia đình người ta xây lấn ra 20cm. Thôn xã giải quyết là trả lại cho anh Phú là 20cm. Nhưng bây giờ không trả lại, khi giải quyết xong, ký đơn đầy đủ nhưng không cho. Nhưng bây giờ người ta không cho. Em cũng muốn hướng giải quyết thế nào, con đường trong sổ đỏ nhà mình ra là có đường, lối đi thống nhất cho 2,6m nhưng thực tế có 1,8m. Hướng giải quyết thế nào vì đã nhờ xã nhưng mà gia đình người ta không đồng ý nữa.
LUẬT SƯ: Trên sổ đỏ của gia đình nhà anh, có thể hiện một lối đi ra từ thửa đất và lối đi rộng 2,6m
KHÁN GIẢ: Dạ đúng rồi, sổ đỏ thể hiện đầy đủ
LUẬT SƯ: Anh kiểm tra thông tin trên sổ đỏ giúp, lối đi đó là lối đi riêng của gia đình hàng xóm hay là lối đi công cộng tức là không thuộc sở hữu, quyền sử dụng đất hợp lệ không phải của nhà anh mà của cộng đồng
KHÁN GIẢ: Lối đi riêng của nhà em
LUẬT SƯ: Tức là nó nằm trong phần đất mà gia đình nhà anh được cấp ạ?
KHÁN GIẢ: nếu mà về pháp luật thì là con đường chung nhưng nó là lối đi riêng của gia đình nhà em
LUẬT SƯ: Tức là một mình gia đình nhà anh đi, nhưng về mặt pháp lý, anh công nhận phần đất không nằm trong phần mà gia đình nhà anh được cấp sổ sử dụng riêng đúng k?
KHÁN GIẢ: Đúng rồi
LUẬT SƯ: Chia sẻ với anh một chút. Hiện nay đang bị lệch đi 80cm. Tức là hụt đi so với diện tích ghi trên sổ đỏ. Thì cái phần 80cm đang bị thiếu hụt. Hiện nay, phần 80cm hiện trạng như thế nào? Bị nhà khác xây tường bao, hay bị xây nhà vào phấn đó hay bị như thế nào?
KHÁN GIẢ: Phần 80cm là ruộng của gia đình người ta đổi lại của những gia đình khác có ruộng.
LUẬT SƯ: Nhưng mà 80cm cũng làm ruộng luôn hay là đất không thôi
KHÁN GIẢ: Hiện là ruộng bỏ hoang
LUẬT SƯ: Phần đất này nó là phần đất bỏ không được quy hoạch là đất trồng lúa. Nhưng hiện nay không trồng được lúa được đúng không a? Mà nó là phần đất như bình thường
KHÁN GIẢ: Phần đất thuộc diện người ta reo mạ, trồng sắn, trồng khoai
LUẬT SƯ: Chia sẻ với anh như thế này, nếu như thông thường các bên vẫn còn sử dụng theo như hiện trạng được ghi nhận trên sổ đỏ thì không phát sinh tranh chấp gì cả. Nhưng câu chuyện phát sinh ở đây là vấn đề đổi ruộng. chính vì cái đổi ruộng này nên phát sinh tranh chấp đối với anh liên quan dến 80cm bị lấn vào ngõ đi chung mà anh được đi chung trên phần lối đi đó. Ở đây chưa xét về việc lối đi chung này thuộc quyền sử dụng riêng của anh hay chung hay của cộng đồng dân cư. Mà nếu ghi nhận trên sổ đỏ thì có khả năng
KHÁN GIẢ: Trên sổ đỏ là lối đi riêng của em
LUẬT SƯ: Không a. Cái này lại phải chia sẻ với anh. Nếu lối đi thuộc quản lý sử dụng riêng của anh, tức là anh cắt cái phần đó từ phần đất của mình ra để anh dung làm lối đi thì cái phần đó vẫn thuộc phần sử dụng quản lý hợp pháp của anh. Còn lối đi được hiểu là trong bản đồ, quy hoạch trước đây, có thể hiện một lối đi, ngõ đi để đi vào. Nếu như trường hợp đó thì lại không được xác định là lối đi riêng của một mình gia đình nhà anh, mặc dù có một mình gia đình nhà anh sử dụng. Nhưng về pháp lý thì không thuộc quyền sử dụng riêng của anh
KHÁN GIẢ: Đúng rồi
LUẬT SƯ: Tiếp tục giải quyết trường hợp của anh, anh phải lưu ý một chút về câu chuyện đổi ruông. Thế nên cần kiểm tra và xác minh lại. Anh có thể đề nghị, kiến nghị UBND xã, huyện để xem xét lại việc các bên trước đây đổi ruộng như vậy là nguồn gốc như thế nào? Việc đổi ruộng có thuộc quy hoạch, tiến trình nào đó hay không? Ví dụ, trước đây ở nông thôn, thường có đề án mà hiện nay cũng đang thực hiện đó là dồn thửa đổi ruộng. Thì có thuộc đề án hoặc chấp thuận nào đó hay không? Nếu như việc đổi ruộng là trái quy định, không có cơ sở pháp lý nào cả thì đương nhiên không có căn cứ nào thực hiện việc đổi ruộng hay cấy trồng trên phần ngõ đi chung mà đã có quy hoạch riêng về cái phần ngõ đi này để gia đình nhầ mình sử dụng làm ngõ đi thì trong trường hợp đó, anh được quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho anh tiếp tục quản lý, sử dụng với phần ngõ đi mà mình dược thể hiện trên GCN của nhà mình.
KHÁN GIẢ: dạ dạ
LUẬT SƯ: Thì đó là vấn đề mà chia sẻ để anh cho phương án giải quyết hợp lý hơn
MC: Như vậy, đối với trường hợp của anh Phú ở Bắc Giang, thì nghĩa là anh Phú phải xác định được phần đất đường đi đó từ mảnh dất của nhà anh được cấp sổ đỏ mà cắt ra làm lối đi hay đó là đất chung mà nhà nước cấp cho anh và người xung quanh để đi lại.
LUẬT SƯ: Về nguyên tắc, thửa đất nào cũng có một lối đi vào chứ không trèo tường đi vào được. Còn nguồn gốc đất, anh có thể xác minh tại địa phương, xã phường, thị trấn để kiểm tra ra được.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 – 0969 099 300
Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn
Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250
Quét mã QR Zalo Luật sư: