GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI

Hiện nay có rất nhiều phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài là một phương thức được sử dụng ngày càng phổ biến với nhiều ưu điểm. Phương pháp giải quyết tranh chấp này được sử dụng khi có những điều kiện nhất định. Vậy khi nào thì tranh chấp được giải quyết tại trung tâm trọng tài? Thủ tục giải quyết vụ án theo hình thức này ra sao?  

Sau đây Equity Law Firm xin được tư vấn về vấn đề này như sau:


GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI
     EQUITY LAW FIRM – TƯ VẤN THỦ TỤC TỐ TỤNG – TƯ VẤN PHÁP LUẬT – ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Trọng tài thương mại 2010.

2. NỘI DUNG TƯ VẤN

2.1. Thỏa thuận trọng tài và nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài khi có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và phải được xác lập dưới dạng văn bản. 

Việc giải quyết vụ án bằng trọng tài phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Điều 4 Luật Trọng tài thương mại quy định như sau: 

Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

1. Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.

2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.

3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

2.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài

Có hai hình thức trọng tài là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực (trọng tài quy chế). Khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường trực thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại một Trung tâm trọng tài và việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Nhìn chung việc giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo

Khi giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài, kèm theo đó là thỏa thuận trọng tài và các tài liệu liên quan. Nội dung đơn khởi kiện được quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Trọng tài thương mại:

2. Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;

d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;

đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;

e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài khi giải quyết tại Trung tâm trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu liên quan.

Bước 2: Tự bảo vệ và quyền kiện lại của bị đơn

Khi các bên không có thỏa thuận hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác thì 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện thì bị đơn gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài. Trường hợp không nộp bản tự bảo vệ thì vẫn tiến hành giải quyết tranh chấp.

Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp. Cũng trong vòng 30 ngày nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ khi bị kiện lại theo quy định.

Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài

Hội đồng trọng tài có thể gồm một hoặc nhiều trọng tài viên tùy theo thỏa thuận của các bên. Khi không có thỏa thuận thì Hội đồng trọng tài gồm 03 trọng tài viên. Việc thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài được thực hiện theo Điều 40 Luật Trọng tài thương mại. Trọng tài viên có thể được thay đổi theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Hòa giải 

Điều 58 Luật Trọng tài thương mại quy định:

Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp, khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.

Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định. Giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.

Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định. Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

Bước 6: Phán quyết trọng tài

Phán quyết trọng tài được Hội đồng trọng tài ra theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực thi hành ngay. 

Về vấn đề thi hành phán quyết của trọng tài, Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài. Khi hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết mà bên bị thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành cũng không có yêu cầu hủy phán quyết thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài, đây là sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm đảm bảo việc thực thi phán quyêt trọng tài, qua đó khuyến khích việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, từ đó giảm áp lực cho Tòa án các cấp.

2.4. Lưu ý

– Trước khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài, các bên có quyền rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại.

– Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lại hoặc bản tự bảo vệ.

– Kể từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài, các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp.

Trên đây là tư vấn của EQUITY LAW FIRM về “GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI“.

Quý khách có nhu cầu Tư vấn pháp luật –  Thực hiện thủ tục hành chính – Thủ tục tố tụng – Thủ tục doanh nghiệp, xin quý khách vui lòng liên hệ:                                                                                              

LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 –  0969 099 300

Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn

Zalo liên hệ Luật sưzalo.me/3357157996900972250

Quét mã QR Zalo Luật sư:


Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:

ÁP DỤNG CHẾ TÀI KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

THỦ TỤC KHỞI KIỆN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG ĐÒI TIỀN LƯƠNG