GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH
Trong hoạt động đầu tư kinh doanh, nhà đầu tư khó tránh khỏi những tranh chấp phát sinh khi thực hiện dự án. Khi tranh chấp xảy ra, nhà đầu tư cần tìm cho mình một phương thức giải quyết tối ưu vừa giúp bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình vừa tránh được các rủi ro về mặt pháp lý. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh?
Sau đây Equity Law Firm xin được tư vấn về vấn đề này như sau:
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật Đầu tư 2014
2. NỘI DUNG TƯ VẤN
2.1. KHÁI NIỆM VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH
a) Khái niệm
Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh là phương thức giúp giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích và nghĩa vụ hợp pháp phát sinh giữa các chủ thể khi tham gia đầu tư vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh bằng việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
b) Quy định của pháp luật
– Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm 4 phương án: thương lượng, hòa giải, Trọng tài và Tòa án.
– Các tranh chấp được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam là các tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam giữa các chủ thể:
+ Giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– Trường hợp tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 (tổ chức kinh tế có trên 51% vốn điều lệ là vốn đầu tư nước ngoài) được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
+ Tòa án Việt Nam;
+ Trọng tài Việt Nam;
+ Trọng tài nước ngoài;
+ Trọng tài quốc tế;
+ Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH
a) Thương lượng
– Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp, trong đó các bên tự đưa ra giải pháp và thỏa hiệp với nhau để giải quyết các bất đồng mà không cần tới sự có mặt của bên thứ ba nào và cũng không tuân theo bất kỳ thủ tục bắt buộc nào.
– Đặc điểm của thương lượng:
+ Là hình thức giải quyết tranh chấp tự phát, không bị ràng buộc về thủ tục pháp lý;
+ Đặc trưng bởi tính tự giải quyết. Không có bất kỳ bên thứ ba nào làm bên trung gian, các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc và đi đến thỏa hiệp để chấm dứt xung đột.
– Ưu điểm: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản; các bên có thể tự gặp nhau để thỏa thuận, không chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc, quy định của pháp luật; chi phí để giải quyết tranh chấp thấp.
– Nhược điểm: Kết quả thương lượng không có tính cưỡng chế thi hành.
b) Hòa giải
– Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định giữ vai trò trung gian để hỗ trợ các bên tìm giải pháp thích hợp chấm dứt những mâu thuẫn tồn tại giữa các bên.
– Đặc điểm:
+ Chủ thể trung tâm của hòa giải là bên trung gian giúp các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp;
+ Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất kỳ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết;
+ Kết quả của hòa giải do hai bên tự thỏa thuận và tự đưa ra quyết định.
– Ưu điểm: Tạo điều kiện cho các bên giải quyết tranh chấp một cách đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém và nhanh chóng tìm ra giải pháp tối ưu khi có bên thứ ba tham dự.
– Nhược điểm: Kết quả hòa giải phụ thuộc vào ý chí của các bên khi thi hành; bí mật thông tin khó được đảm bảo vì có sự tham gia của bên thứ ba.
c) Trọng tài
– Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
– Đặc điểm:
+ Là phương thức tranh chấp được thực hiện bởi trọng tài viên hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp;
+ Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trên cơ sở thỏa thuận các bên;
+ Bảo đảm tối đa quyền tự định đoạt của các bên đương sự, các bên đương sự được quyền tự do lựa chọn trọng tài viên, địa điểm, thủ tục tiến hành phiên họp trọng tài;
+ Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài dựa trên 02 yếu tố: thỏa thuận và tài phán;
+ Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm;
+ Giải quyết tranh chn.ấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp thỏa thuận của các bên.
– Ưu điểm:
+ Đảm bảo được bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp của các bên tranh chấp.
+ Phán quyết của trọng tài thương mại có tính chung thẩm.
– Nhược điểm: Chi phí rất lớn, bí mật thông tin của các bên không được đảm bảo.
d) Tòa án
– Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành.
– Đặc điểm:
+ Tòa án giải quyết tranh chấp khi có yêu cầu và vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;
+ Tòa án là cơ quan quyền lực nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết, giải quyết tranh chấp, buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng cưỡng chế nhà nước;
+ Tòa án giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ được pháp luật quy định.
– Ưu điểm: Là phương thức giải quyết tranh chấp có tính cưỡng chế cao nhất, chi phí giải quyết thấp; phán quyết của tòa có tính cưỡng chế đối với các bên.
– Nhược điểm: Thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết lâu. Việc giải quyết tranh chấp được xét xử công khai khiến cho bí mật của các bên không được đảm bảo.
Trên đây là tư vấn của EQUITY LAW FIRM về “ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH “.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 – 0969 099 300
Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn
Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250
Quét mã QR Zalo Luật sư:
Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:
– THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
– HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH – BCC
– THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN CỦA UBND TỈNH