HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH – BCC
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH – BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư thường được sử dụng để đầu tư khi các nhà đầu tư không muốn thành lập tổ chức kinh tế hoặc thành lập doanh nghiệp.
Vậy Hợp đồng BCC được quy định cụ thể như thế nào? Có những hạn chế và ưu điểm gì?
Sau đây Equity Law Firm xin được tư vấn cụ thể về vấn đề này:
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật Đầu tư số 67/2014/QH13;
– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.
2. NỘI DUNG TƯ VẤN
2.1 Khái niệm Hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh)
Tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 quy định:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Xét về bản chất đây là sự liên kết của các nhà đầu tư khi cùng có chung một dự án đầu tư kinh doanh (theo nghĩa rộng);
Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là sự hợp tác giữa hai hay nhiều chủ thể có chung một dự án kinh doanh muốn liên kết cùng nhau thực hiện.
Tuy nhiên, nếu họ không muốn thành tổ chức kinh tế thì lúc này họ có thể cùng nhau tham hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
2.2 Chủ thể của Hợp đồng BCC
Chủ thể của hình thức đầu tư theo Hợp đồng BCC là các nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài.
– Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh; gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
– Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài; tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
– Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam; tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước; nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước; sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC.
2.3 Hình thức của Hợp đồng BCC
Luật Đầu tư 2014 không quy định cụ thể chi tiết về hình thức của Hợp đồng BCC.
Tuy nhiên trong trường hợp dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư thì hợp đồng BCC phải bằng văn bản.
Nhưng xét về hình thức của hợp đồng được Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại khoản 2 Điều 504. Hình thức văn bản là hoàn toàn thích hợp với Hợp đồng BCC; vì các chủ thể ràng buộc với nhau về quyền và nghĩa vụ chỉ theo hợp đồng trong một thời gian nhất định (khác doanh nghiệp còn có Điều lệ và các giấy tờ khác trong hồ sơ).
Do vậy, nếu xác lập dưới hình thức lời nói hoặc hành vi; hợp đồng đó sẽ không bảo đảm được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; dễ xảy ra tranh chấp và khó chứng minh tại cơ quan tố tụng khi quyền lợi của một hoặc cả hai bên bị xâm phạm.
2.4 Nội dung của Hợp đồng BCC
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Đầu tư 2014 quy định như sau:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp
Bên cạnh đó khoản 2,3 Điều này quy định:
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Như vậy xét tổng thể, Hợp đồng BCC mang đậm bản chất sự hợp tác kinh doanh giữa các nhà đầu tư.
Sự thỏa thuận về việc góp vốn đầu tư; phân chia thành quả đầu tư kinh doanh theo tỉ lệ vốn đóng góp.
Thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; thỏa thuận về việc sử dụng tài sản chung được hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp và những thỏa thuận khác.
2.5 Đầu tư theo hình thức Hợp đồng BCC
Theo khoản 1, 2 Điều 28 Luật Đầu tư quy định:
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
a) Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước
Đối với các nhà đầu tư trong nước; ký kết Hợp đồng BCC sẽ có nhiều lợi thế về việc thực hiện các thủ tục hơn so với các nhà đầu tư nước ngoài.
Lợi thế đầu tiên phải kể đến đó là theo quy định của Luật Đầu tư thì khi các nhà đầu tư trong nước ký kết Hợp đồng BCC sẽ không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Việc các nhà đầu tư trong nước ký kết hợp đồng BCC được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; thực chất điều này hướng đến vấn đề về hình thức và nội dung của hợp đồng cũng như vấn đề về các quyền và nghĩa vụ của các bên trong thực hiện hợp đồng.
b) Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài; giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Hợp đồng BCC được ký kết theo quy định của khoản 2 Điều 28 phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
2.6 Ưu điểm của hợp đồng BCC
Thứ nhất, các bên tham gia đầu tư không phải thành lập pháp nhân mới.
Theo đó, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC có thể giúp các nhà đầu tư tiết kiệm rất được nhiều thời gian; công sức và tiền bạc liên quan đến việc đăng ký hoạt động; giải thể doanh nghiệp thưc hiện dự án đầu tư.
Vì vậy, hình thức đầu tư này luôn là ưu tiên số một cho các dự án đầu tư xây dựng.
Thứ hai, với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót; yếu điểm của nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Các nhà đầu tư bằng sự am hiểu về thị trường quen thuộc của mình; những thị trường mà bên đối tác chưa nắm rõ có thể giúp đỡ nhau trong việc chiếm lĩnh thị trường.
Ngoài ra có thể chuyển giao kỹ thuật, công nghệ hiện đại; hướng dẫn về mô hình tổ chức quản lý. Để hai bên cùng hoạt động hiệu quả, cùng đạt được lợi ích mà mình mong muốn.
Thứ ba, với hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC; nhà đầu tư sẽ rất linh hoạt, độc lập, ít lệ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề của dự án đầu tư.
Do trong quá trình thực hiện hợp đồng, bản thân các nhà đầu tư sẽ độc lập; nhân danh chính mình để chủ động thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ.
2.7 Hạn chế của hợp đồng BCC
Thứ nhất, ưu điểm không phải thành lập tổ chức kinh tế cũng đã chứa đựng sự hạn chế của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC. Vì không phải thành lập một tổ chức kinh tế chung.
Đồng nghĩa với việc các bên không có một con dấu chung; mà con dấu trong thực tế ở Việt nam thì việc sử dụng trong nhiều trường hợp là bắt buộc.
Do đó, hai bên phải tiến hành thỏa thuận sử dụng con dấu của một bên để phục vụ hoạt động đầu tư kinh doanh; qua đó làm tăng trách nhiệm của một bên so với bên còn lại.
Thứ hai, hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC dễ tiến hành; thủ tục đầu tư không quá phức tạp do vậy chỉ phù hợp với những dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn ngắn.
Trong thực tế, hình thức này được lựa chọn để áp dụng trong một dự án đầu tư cụ thể; nhanh chóng hồi vốn, dễ sinh lợi.
Nên những dự án có thời gian dài, cần triển khai theo từng giai đoạn mà việc quản lý; kinh doanh phức tạp thực sự không phù hợp.
Trên đây là tư vấn của EQUITY LAW FIRM về “Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh BCC“.
Quý khách có nhu cầu Tư vấn pháp luật – Thực hiện thủ tục hành chính – Thủ tục tố tụng – Thủ tục doanh nghiệp, xin quý khách vui lòng liên hệ:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 – 0969 099 300
Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn
Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250
Quét mã QR Zalo Luật sư:
Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:
– CÁC LOẠI THUẾ, PHÍ KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
– THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP