THỦ TỤC ÁP DỤNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Ưu đãi đầu tư là các chính sách ưu đãi tài chính. Áp dụng ưu đãi đầu tư giúp cho hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Để được áp dụng ưu đãi đầu tư cần phải thỏa mãn các điều kiện nhất định. Các điều kiện về đối tượng, điều kiện về ngành nghề,… và phải thực hiện thủ tục pháp lý nhất định.
Sau đây Equity Law Firm xin được tư vấn về “Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư” như sau:

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật Đầu tư số 67/2014/QH13.
– Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/22/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mộ số điều của luật đầu tư.
– Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17 /06/2016 của Chính Phủ hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của luật đầu tư và nghị định số 118/2015/NĐ-CP.
2. NỘI DUNG TƯ VẤN
2.1. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư được quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Đầu tư 2014 và các điều luật liên quan. Theo đó, các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm:
Thứ nhất: Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư; ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư. Hiện nay, các ngành nghề ưu đãi đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư 2014 và Điểm a Khoản 1 Điều 33 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.
Thứ hai: Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư. Địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
Thứ ba: Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư. Dự án đầu tư có quy mô từ 6.000 tỷ đồng trở lên là dự án có quy mô vốn đầu tư được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư;
Thứ tư: Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên. Vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường thuộc thị xã, thành phố và quận thuộc thành phố;
Thứ năm: Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.
Thứ sáu: Dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.
Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô thì không được hưởng ưu đãi đầu tư theo đối tượng là dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại vùng nông thôn hoặc dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên.
2.2. HÌNH THỨC ÁP DỤNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Theo khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2014, các hình thức ưu đãi đầu tư gồm:
a) Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;
c) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
2.3. THỦ TỤC ÁP DỤNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ liên quan đến việc chứng minh thuộc diện ưu đãi đầu tư như:
– Kê khai hoặc đề nghị áp dụng ưu đãi đầu tư;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Văn bản quyết định chủ trương đầu tư;
– Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ đối với các dự án thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 2: Thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư
– Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư để hưởng ưu đãi đầu tư. Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
– Đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư nêu trên để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại Cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư.
Bước 3: Cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư áp dụng ưu đãi cho nhà đầu tư
Với mỗi đối tượng sẽ có Cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư khác nhau. Cơ quan có thẩm quyền áo dụng ưu đãi đầu tư bao gồm Cơ quan thuế; cơ quan tài chính; cơ quan hải quan; cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng ưu đãi về đất đai và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
2.4. LƯU Ý
Các trường hợp điều chỉnh ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 17 Nghị định 118/2015/NĐ-CP:
– Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện để được hưởng thêm ưu đãi đầu tư. Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư đó cho thời gian ưu đãi còn lại;
– Nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư khác thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo điều kiện đó;
– Trường hợp dự án đầu tư có thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư không được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian không đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.
Trên đây là tư vấn của EQUITY LAW FIRM về “THỦ TỤC ÁP DỤNG ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ“.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 – 0969 099 300
Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn
Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250
Quét mã QR Zalo Luật sư:
Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:
– THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ