DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp hay Công ty mới là thuật ngữ đúng? Mọi người hay nói “Công Ty A” thay vì nói “Doanh Nghiệp A”. Vậy đâu mới là cách gọi đúng theo quy định của pháp luật hiện nay? Và điều kiện để thành lập một doanh nghiệp như thế nào?

Sau đây Equity Law Firm xin được tư vấn về vấn đề này như sau:

     EQUITY LAW FIRM – TƯ VẤN THỦ TỤC TỐ TỤNG – TƯ VẤN PHÁP LUẬT – ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Doanh Nghiệp 2014
– Nghị Định 78/2014/NĐ – CP Về Đăng Ký Doanh Nghiệp

2. NỘI DUNG TƯ VẤN

2.1. DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Mọi người thường hay gọi “Công ty” thay vì gọi là “Doanh nghiệp”. Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Như vậy, theo như quy định trên tên gọi “doanh nghiệp” mới là chính xác theo quy định của pháp luật hiện nay. Để được gọi là một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện theo như quy định trên, bao gồm:
+ Có tên riêng.
+ Có tài sản riêng.
+ Có trụ sở giao dịch.
+ Được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Có mục đích là kinh doanh.
Tóm lại:
Cách gọi là “Công ty” cũng không hẳn là sai. Tuy nhiên đúng theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hiện nay thì cách gọi là “Doanh nghiệp” mới là chính xác. Cách gọi là “Công ty” xuất phát từ các loại mô hình công ty được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2014 của nước ta hiện nay. Vậy nên cách gọi “Công ty” ám chỉ tên riêng một Công ty nào đó chứ không thể bao gồm “Doanh nghiệp”. “Doanh Nghiệp” bao hàm “Công Ty”.

2.2. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY

a) Điều kiện về người thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 01 Điều 05 Nghị định 78/2015 Về đăng ký doanh nghiệp quy định rằng:Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ”.
Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 02 Điều 18 Luật Doanh Nghiệp quy định: 
“Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng”.

Như vậy, không phải tất cả các đối tượng đều được thành lập doanh theo như quy định tại Khoản 1 Điều 05 Nghị định 78/2015/NĐ- CP, mà thay vào đó cần phải xem xét quy định thực tế tại Luật Doanh Nghiệp. 

b) Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
(Theo Điều 7 Luật Doanh Nghiệp 2014).

Theo đó, các doanh nghiệp được tự do kinh doanh, tuy nhiên không được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm ví dụ như: mại dâm, buôn bán ma túy, buôn lậu thuốc lá. Có một số lưu ý đó là: (i) Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khi đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó mới được phép kinh doanh, ví dụ như: Kinh doanh dịch vụ Karaoke, Nhà hàng, Khách sạn, Lữ Hành; (ii) Các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì khi đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải đáp ứng số vốn theo quy định của pháp luật, ví dụ như: kinh doanh bất động sản, ngân hàng và các tổ chức tín dụng…vv

c) Điều kiện về hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 20, Điều 21, Điều 22 Luật Doanh Nghiệp 2014; Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị Định 78/2015/NĐ – CP Về đăng ký doanh nghiệp;

Hồ sơ tổng quan về đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm:

+ Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
+ Một trong các giấy tờ cá nhân của người thành lập doanh nghiệp (CMND, CCCD, Hộ chiếu đối với người thành lập là công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với người thành lập không phải là công dân Việt Nam).
+ Quyết định, Biên bản họp, Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
+ Giấy đăng ký kinh doanh đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp là tổ chức; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập; tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư; các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trên đây là tư vấn của EQUITY LAW FIRM về “DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP“.

Quý khách có nhu cầu Tư vấn pháp luật –  Thực hiện thủ tục hành chính – Thủ tục tố tụng – Thủ tục doanh nghiệp, xin quý khách vui lòng liên hệ:                                                                                               

LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 –  0969 099 300

Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn

Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250     

Quét mã QR Zalo Luật sư:


Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:

THỦ TỤC THAY ĐỔI TRỤ SỞ DOANH NGHIỆP

CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH – CÔNG TY CỔ PHẦN

THỦ TỤC ĐỔI TÊN DOANH NGHIỆP