NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần? Những ai và chức danh nào trong công ty cổ phần có thể trở thành người đại diện theo pháp luật?

Sau đây Equity Law Firm xin được tư vấn về vấn đề này như sau:


NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
     EQUITY LAW FIRM – TƯ VẤN THỦ TỤC TỐ TỤNG – TƯ VẤN PHÁP LUẬT – ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Doanh nghiệp 2014

– Bộ luật Dân sự 2015

2. NỘI DUNG TƯ VẤN

2.1. KHÁI NIỆM NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật;

– Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam; phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác khi xuất cảnh khỏi Việt Nam;

– Các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

2.3. ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA PHÁP NHÂN

– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

+ Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

+ Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

+ Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

– Một pháp nhân có thể:

+ Có nhiều người đại diện theo pháp luật;

+ Mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân.

2.4. NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CÔNG TY CỔ PHẦN

– Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty;

– Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

2.5. CÁC CHỨC DANH CÓ THỂ ĐỨNG RA LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

a. Chủ tịch hội đồng quản trị

 Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp .

– Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

+ Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;

+ Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;

+ Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

+ Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;

+ Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

– Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số.

– Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Thư ký công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Hỗ trợ tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; ghi chép các biên bản họp;

+ Hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;

+ Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong áp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị công ty;

+ Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông;

+ Hỗ trợ công ty trong việc tuân thủ đúng các nghĩa vụ cung cấp thông tin, công khai hóa thông tin và thủ tục hành chính;

+ Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

– Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quyết định của Hội đồng quản trị.

b. Giám đốc, tổng giám đốc

– Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước:

+ Hội đồng quản trị

+ Trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

– Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

– Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc:

+ Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp;

+ Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác;

+ Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện trên thì  Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

+ Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

+ Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty;

+ Tuyển dụng lao động;

+ Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

+ Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

Trên đây là tư vấn của EQUITY LAW FIRM về “NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN“.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 –  0969 099 300

Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn

Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250     

Quét mã QR Zalo Luật sư:


Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:

DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP