THÀNH LẬP CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP
Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được đặt ở nhiều địa điểm khác nhau nhằm mục đích mở rộng mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm, đại diện cho doanh nghiệp.
Vậy việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được thực hiện ra sao?
Sau đây EQUITY LAW FIRM xin được tư vấn cho Quý bạn đọc bằng bài viết dưới đây.

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015
– Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT
2. NỘI DUNG TƯ VẤN
2.1 Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
a) Chi nhánh của doanh nghiệp
Chi nhánh của doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
2.2 Thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
2.2.1 Thành lập chi nhánh doanh nghiệp
1) Hồ sơ thành lập
Trường hợp thành lập trong nước
– Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh (Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đứng đầu chi nhánh.
– Giấy đề nghị bổ sung; cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung; cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh ở nước ngoài thì hồ sơ gồm:
– Thông báo về việc lập chi nhánh ở nước ngoài (Phụ lục II-12, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương.
2) Cách thức thực hiện:
Người thành lập doanh nghiệp; người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3) Trình tự thực hiện:
+ Trường hợp đăng ký trực tiếp:
Người thành lập doanh nghiệp; người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Khi nhận hồ sơ; Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.
+ Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ;
Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin; tải văn bản điện tử; ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử; thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký; người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
+ Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP;
Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin; tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin; tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký; người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
4) Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh ở nước ngoài: Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin về chi nhánh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.2.2 Thành lập văn phòng đại diện
1) Hồ sơ thành lập
– Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện (Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
– Quyết định; bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đứng đầu văn phòng đại diện.
– Giấy đề nghị bổ sung; cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung; cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
2) Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thì hồ sơ gồm:
– Thông báo về việc lập văn phòng đại diện ở nước ngoài (Phụ lục II-12, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương.
3) Trình tự thực hiện:
Khi đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện. Kèm theo Thông báo phải có các văn bản được nêu tại thành phần hồ sơ.
Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày làm việc; kể từ ngày chính thức mở văn phòng đại diện ở nước ngoài; doanh nghiệp phải gửi Thông báo về việc lập văn phòng đại diện ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký (Phụ lục II-12, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT). Kèm theo Thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4) Cách thức thực hiện
Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
5) Thời gian thực hiện
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
– Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài:
Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là tư vấn của EQUITY LAW FIRM về “THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP“
Quý khách có nhu cầu Tư vấn pháp luật – Thực hiện thủ tục hành chính – Thủ tục tố tụng – Thủ tục doanh nghiệp, xin quý khách vui lòng liên hệ:
LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 – 0969 099 300
Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm
Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn
Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250
Quét mã QR Zalo Luật sư:
Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm:
– THỦ TỤC THÀNH LẬP QUỸ TỪ THIỆN
– THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI