THỦ TỤC HỦY NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Hằng năm, Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần tiến hành họp thường niên hoặc bất thường nhằm tổng kết tình hình hoạt động và thông qua các quyết định, quyết định phương hướng hoạt động trong tương lai. Các quyết định của đại hội đồng thể hiện bằng nghị quyết. Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông có thể bị hủy do không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục họp đại hội đồng cổ đông hoặc quy định về nội dung nghị quyết. 

 Equity Law Firm xin được tư vấn về vấn đề “Thủ tục hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông” như sau:


THỦ TỤC HỦY NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
EQUITY LAW FIRM – TƯ VẤN THỦ TỤC TỐ TỤNG – TƯ VẤN PHÁP LUẬT – ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

1. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Doanh nghiệp 2014

– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

2. NỘI DUNG TƯ VẤN

2.1. CÁC TRƯỜNG HỢP HỦY NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hợp pháp và có hiệu lực khi tuân thủ đầy đủ quy định về nội dung và trình tự, thủ tục thông qua. Theo quy định tại Điều 147 Luật Doanh nghiệp 2014, căn cứ yêu cầu hủy nghị quyết bao gồm:

– Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; 

– Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

Tuy nhiên, trong trường hợp nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hợp pháp; nghị quyết được 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thông qua; nhưng trình tự, thủ tục thông qua nghị quyết không được thực hiện đúng quy định thì nghị quyết vẫn hợp pháp và có hiệu lực. 

Các trường hợp hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường thấy như: không gửi thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông kèm các tài liệu liên quan đến cuộc họp; không gửi dự thảo nghị quyết cho cổ đông có quyền dự họp; người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không đủ tư cách triệu tập; vi phạm thời hạn gửi nghị quyết, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;… 

2.2. THỦ TỤC HỦY NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

2.2.1. NGƯỜI CÓ QUYỀN YÊU CẦU HỦY NGHỊ QUYẾT

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, đối tượng có quyền yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bao gồm cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng. Trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn thì thực hiện theo Điều lệ công ty. 

2.2.2. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN HỦY NGHỊ QUYẾT

Khi có căn cứ yêu cầu hủy nghị quyết, cổ đông hoặc nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài tiến hành xem xét, hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có thể bị hủy một phần hoặc toàn bộ. 

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 35; điểm u khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở của doanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên. 

2.2.3. TRÌNH TỰ HỦY NGHỊ QUYẾT TẠI TÒA ÁN

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông gồm:

– Đơn khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

– Bản sao nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; 

– Chứng cứ chứng minh quyền yêu cầu;

– Giấy tờ tùy thân và các tài liệu khác có liên quan. 

Bước 2: nộp hồ sơ

Thời hạn yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông là 90 ngày. Thời hạn bắt đầu tính từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông. Hết thời hạn nêu trên, cổ đông hoặc nhóm cổ đông mất quyền yêu cầu hủy nghị quyết. 

Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, ngày khởi kiện ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi, trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. 

Bước 3: Tòa án xem xét, giải quyết yêu cầu

Sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành xem xét; thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội  đồng cổ đông và tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật. 

LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN TRỰC TIẾP: 078 569 0000 –  0969 099 300

Phụ trách nội dung: ThS. LS. Phan Công Tiến – Luật sư điều hành Equity Law Firm

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà Bình Vượng Tower, số 200 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Email: tienpc@equitylaw.vn – luatsucongtien@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/equitylaw.vn

Zalo liên hệ Luật sư: zalo.me/3357157996900972250     

Quét mã QR Zalo Luật sư:


Bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan của Equity Law Firm

CÁC TRƯỜNG HỢP HỦY NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

TRÌNH TỰ HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

QUY ĐỊNH VỀ ỦY QUYỀN THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TRUNG TÂM TRỌNG TÀI